Bài viết mới

6/recent/ticker-posts

Sơn xe ô tô bị xước bao nhiêu tiền? Lưu ý khi đổi màu sơn

Màu sơn xe là yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ cũng như giá trị của xế hộp. Vậy có nên sơn lại xe ô tô và dịch vụ này tốn bao nhiêu tiền? Quy trình thực hiện ra sao? Hay có những loại sơn xe nào? Đây là những vấn đề mà không ít chủ xe quan tâm khi xe bị bạc màu, bong tróc, trầy xước bởi những sự cố không mong muốn hoặc chỉ đơn giản là muốn đổi lại màu sơn ô tô theo sở thích.

Để có cho mình câu trả lời cho những thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi nội dung được tôi tổng hợp ngay bên dưới đây dựa trên chia sẻ từ các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của nhiều chủ xe hiện nay.

Trong nội dung bài viết này tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về việc có nên sơn lại xe ô tô hay không, những kiểu sơn xe phổ biến, quy trình thực hiện như thế nào cũng như vấn đề về chi phí sơn lại ô tô là bao nhiêu.

Có nên sơn lại xe ô tô?

Việc có nên sơn lại xe ô tô hay không hoàn toàn tùy thuộc vào tình trạng và chất lượng sơn hiện tại của xe. Đối với những xế hộp đang gặp phải hư hỏng nghiêm trọng về sơn xe cần được khắc phục thì có lẽ giải pháp sơn lại xe ô tô là tối ưu nhất.

Không thể phủ nhận việc sơn lại ô tô sẽ giúp xế cưng trông mới mẻ, sáng bóng và sang trọng hơn. Khi sở hữu xe có màu sắc đẹp và phù hợp với cá tính cũng góp phần đem đến những trải nghiệm thú vị cho người lái. Màu sắc không chỉ là một yếu tố quan trọng của ngoại thất xe mà còn góp phần quyết định giá trị của phương tiện.

Sơn xe ô tô bị xước bao nhiêu tiền? Lưu ý khi đổi màu sơn

Những lỗi thường gặp như trầy xước, bong tróc, loang lổ hay bạc màu có thể khắc phục bằng cách sơn lại xe ô tô. Tuy nhiên, đây là việc đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và tay nghề của người thực hiện cũng như tốn kém chi phí. Do đó, chủ xe nên lựa chọn các cơ sở, gara uy tín để được đội ngũ kỹ thuật viên đánh giá tình trạng và quyết định phương pháp xử lý phù hợp.

Khi nào nên sơn lại xe ô tô?

Trong quá trình sử dụng, lớp sơn xe nằm ở bên ngoài bề mặt ngoại thất nên rất dễ bị tổn hại do nhiều yếu tố tác động như va quẹt, bụi bẩn, đất cát, môi trường, thời tiết, khí hậu,... Vì vậy tình trạng lớp sơn xe ô tô bị xuống cấp trầy xước là điều thường xảy ra. Vậy những trường hợp nào nên thực hiện sơn lại xe ô tô?

1. Sơn xe ô tô bị trầy xước

Thông thường, lớp sơn xe hơi sẽ bao gồm 4 lớp chính là sơn phủ bóng trên, sơn màu ở giữa, sơn lót và sơn chống gỉ. Trường hợp các vết trầy xước chỉ xuất hiện trên một diện tích nhỏ và nằm ở lớp sơn bóng thì bạn có thể khắc phục bằng cách đánh bóng xe.

Nhưng khi sơn xe bị trầy xước nặng diện rộng là dấu hiệu cho thấy lớp sơn gốc đã bị tổn hại và hư hỏng nghiêm trọng. Tùy theo tình trạng nặng nhẹ mà chủ xe sẽ quyết định sơn lại xe ô tô một vùng hay toàn bộ để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ.

Sơn xe ô tô bị xước bao nhiêu tiền? Lưu ý khi đổi màu sơn

2. Sơn xe bị bạc màu

Thông thường, màu sơn xe sẽ giữ được vẻ đẹp trong khoảng thời gian 5 năm. Nhưng sau đó, chịu sự tác động của nhiều yếu tố nhất là thời tiết, môi trường khiến cho lớp sơn bị ố vàng, bạc màu, nứt nẻ và nặng hơn là bong tróc. Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng của xe mà tuổi thọ màu sơn sẽ khác nhau. Trong trường hợp này, để có thể khắc phục thì bạn cần sơn lại xe ô tô sẽ giúp xế hộp trông mới và bắt mắt hơn.

Sơn xe ô tô bị xước bao nhiêu tiền? Lưu ý khi đổi màu sơn

3. Có nhu cầu muốn đổi màu xe

Ngoài những lý do khách quan trên thì còn có thêm một nguyên nhân nữa khiến chủ xe muốn thay áo mới cho xế hộp đó là muốn đổi màu theo sở thích. Người dùng mong muốn đổi màu sơn sau một thời gian sử dụng để xe trở nên thời trang và lạ mắt hơn, đồng thời hợp xu hướng hiện nay.

Bên cạnh đó, xét theo kinh nghiệm chọn màu xe hợp phong thủy thì màu sơn xe là yếu tố quan trọng mang đến sự may mắn khi sử dụng xe là phương tiện di chuyển hằng ngày.

Sơn xe ô tô bị xước bao nhiêu tiền? Lưu ý khi đổi màu sơn

Những kiểu sơn lại xe ô tô phổ biến

Trước khi quyết định sơn lại ô tô, bạn cần tìm hiểu kỹ các kiểu sơn xe khác nhau và xác định được độ xuống cấp của màu sơn, tình trạng trầy xước để đưa ra quyết định phù hợp. Việc lựa chọn sơn lại toàn bộ hay chỉ một vùng còn dựa trên tình trạng vùng sơn đang gặp vấn đề. Dưới đây là hai kiểu sơn lại xe ôtô phổ biến hiện nay:

1. Sơn dặm xe ô tô

Sơn dặm ô tô (hay còn có tên gọi khác là sơn vá) tức là chỉ thực hiện sơn một bộ phận, vị trí cụ thể trên xe chứ không phải sơn toàn bộ. Đây là kiểu sơn chỉ áp dụng cho các vết trầy xước nhẹ, có diện tích nhỏ và không ảnh hưởng đến tổng thể bề mặt sơn xe. Quá trình sơn dặm thường nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.

Tuy nhiên, sơn dặm ô tô có độ khó rất cao ở công đoạn pha màu và phun sơn. Do đó, khi thực hiện đòi hỏi người thợ có kỹ thuật cao và nhiều năm kinh nghiệm mới có thể pha màu sơn đúng với màu nguyên bản và tạo ra sự đồng nhất. Bởi nếu không pha màu và phun sơn không đúng kỹ thuật sẽ làm lớp sơn không được đều màu và mất thẩm mỹ.

Sơn xe ô tô bị xước bao nhiêu tiền? Lưu ý khi đổi màu sơn

2. Sơn lại toàn bộ xe

Đây là kiểu sơn áp dụng cho các trường hợp xe bị bong tróc, trầy xước nặng ở nhiều vị trí, có vết ố, bạc màu, nứt gãy,... hoặc khi chủ xe muốn thay đổi màu sơn xe. Quá trình sơn lại toàn bộ xe ô tô thường mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với sơn dặm. Trước khi thực hiện sơn lại toàn bộ xe cần loại bỏ hết lớp sơn cũ rồi sơn mới bằng 4 lớp chuẩn hơn: Sơn chống gỉ, sơn lót, sơn màu vá sơn bóng/mờ.

Tùy vào nhu cầu của chủ sở hữu mà có hai hình thức sơn lại xe toàn bộ là sơn ngoài xe hoặc sơn toàn diện khung.

Sơn ngoài xe là sơn lại phần vỏ ngoài ở những chi tiết có thể nhìn thấy. Các chi tiết xe có thể kể đến là capo, cản xe trước và sau, nóc, hai tai xe, ốp gương, hai bên hông xe, hệ thống cửa, nóc bình xăng.

Sơn xe ô tô bị xước bao nhiêu tiền? Lưu ý khi đổi màu sơn

Sơn toàn diện khung sẽ diễn ra phức tạp hơn sơn ngoài xe do cần tháo hết tất cả nội thất và máy móc để nhìn thấy và phun sơn lên mặt ngoài và trong của thân vỏ xe. Cách này sẽ ít khi được áp dụng hơn do quy trình mất nhiều thời gian và thực sự không cần thiết nếu thân vỏ ô tô không bị tổn hại nghiêm trọng.

Quy trình các bước sơn lại xe ô tô

Sơn lại xe ô tô đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao cùng sự tỉ mỉ trong các công đoạn. Do đó, để đảm bảo chất lượng khi sơn lại xe ô tô thì mỗi đơn vị đều cần phải thực hiện theo quy trình đạt chuẩn, bao gồm:

Bước 1: Kiểm tra và đánh giá tình trạng sơn xe

Thợ sơn sẽ kiểm tra tổng thể xe để xác định mức độ hư hỏng của sơn cùng độ dày lớp sơn bằng dụng cụ đèn chuyên dụng và máy đo độ dày. Dựa trên dữ liệu thu về, nhân viên sẽ tư vấn cho chủ xe về cách khắc phục phù hợp nhất.

Bước 2: Mài sơn cũ, làm sạch rỉ sét

Thợ sơn sẽ sử dụng máy mài chuyên dụng và lắp giấy nhám có độ mịn phù hợp vào để tiến hành xử lý lớp sơn cũ và bị rỉ sét nếu có. Nếu xe bị biến dạng do va chạm sẽ thực hiện làm đồng xe để đưa về trạng thái ban đầu thông qua kỹ thuật nắn kéo, gò, rút tôn,... Mục đích chính của bước này là khôi phục bề mặt sơn, giúp màu lên đồng đẹp và chân thật nhất.

Bước 3: Sơn chống rỉ cho ô tô

Khi bề mặt đã được xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ phủ một lớp sơn chống rỉ lên thân vỏ xe. Lớp sơn này có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa phá hủy từ bên trong. Sau khi lớp sơn đã khô, kỹ thuật viên sẽ tiếp tục tiến hành mài nhám để tăng độ bám dính cho lớp bả matit và sơn lót ở bước tiếp theo.

Bước 4: Xử lý vết lõm bằng bả matit (nếu cần thiết)

Nếu xe vẫn còn có các vết lõm chưa được khắc phục triệt để thì thợ sơn sẽ sử dụng bả matit để làm đầy bề mặt một cách hiệu quả. Khi hoàn thiện, lớp bả matit sẽ phải gồ cao hơn bề mặt để trừ hao sau bước thực hiện sấy khô và đánh nhám tạo hình.

Bước 5: Sơn lót

Tiếp đến, thợ sơn sẽ sơn một lớp sơn lót lên trên bề mặt đã được làm sạch và chờ sấy khô, đánh nhám để tạo độ bám dính, sự liên kết cho lớp sơn màu. Từ đó màu sơn sẽ lên bóng đẹp hơn.

Bước 6: Sơn màu

Đây là bước quyết định đến màu sắc chính của xe nên đòi hỏi kỹ thuật và độ tỉ mỉ cao. Thợ sơn sẽ pha màu sơn theo yêu cầu của khách hàng và sơn lên bề mặt xe. Thực tế, 70% chất lượng của màu sơn phụ thuộc vào kỹ thuật pha màu. Các trung tâm chăm sóc xe thường sẽ chuẩn bị sẵn các thiết bị pha màu vi tính với độ chính xác gần như tuyệt đối. Các hãng xe hiện nay cũng đều đã cung cấp thông tin mã màu đến khách hàng

Ngoài ra, bước phun sơn sẽ quyết định khoảng 30% còn lại của chất lượng màu sơn. Người thợ sẽ cân phải căn chỉnh súng sơn với góc phun phù hợp, khoảng cách với bề mặt sơn, tốc độ di chuyển khi phun cùng mức độ chồng đè tiêu chuẩn để màu được đều và đẹp nhất.

Bước 7: Sơn bóng

Tương tự như phun sơn màu, thợ sơn sẽ phun một lớp sơn bóng để bảo vệ lớp sơn màu và tạo độ sáng bóng cho xe. Lớp sơn sau khi thực hiện sẽ được sấy khô đáp ứng tiêu chuẩn riêng về nhiệt độ và thời gian nhằm tăng tuổi thọ của lớp sơn màu.

Bước 8: Đánh bóng và kiểm tra tổng thể

Cuối cùng, nhân viên sẽ tiến hành đánh bóng để tăng mức độ sáng bóng của bề mặt sơn xe. Đồng thời kiểm tra lần cuối bằng thiết bị chuyên dụng nhằm đảm bảo cho lớp sơn mới đạt độ hoàn hảo như mong đợi.

Sơn lại xe ô tô giá bao nhiêu?

Chi phí sơn lại xe ô tô tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kiểu sơn dặm sẽ rẻ hơn là sơn toàn bộ hay quy mô sơn và bề mặt diện tích hư hỏng. Hiện tại, giá sơn một vài bộ phận của xe như cản trước, cốp sau, nắp xe, nắp ca-pô, cánh cửa thường khá rẻ, khoảng từ 400.000 - 1.500.000 triệu đồng. Với quy trình sơn cả xe thì giá sơn lại xe ô tô trung bình khoảng từ 8-12 triệu đồng, có thể thay đổi theo dòng sơn bạn yêu cầu. Nếu đổi màu xe theo sở thích thì mức giá ít nhất từ 10 triệu đồng trở lên.

Sơn xe ô tô bị xước bao nhiêu tiền? Lưu ý khi đổi màu sơn

Mức giá cũng phụ thuộc vào dòng sơn màu sơn mà xe sử dụng. Tất nhiên, loại sơn càng đắt tiền thì lớp vỏ xe sẽ càng đẹp. Các màu sơn đặc biệt đương nhiên sẽ có chi phí cao hơn màu thông thường. Ngoài ra, mỗi trung tâm sẽ có mức giá sơn lại vết xước ô tô khác nhau do nhiều yếu tố như quy mô, chất lượng dịch vụ, chế độ bảo hành, bảo dưỡng và dịch vụ hậu mãi.

Kinh nghiệm sơn lại xe ô tô

Khi sơn lại ô tô theo màu cũ thì màu sơn mới cần pha dựa vào mã màu của nhà sản xuất. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy mã dưới phần nắp capo, kính chắn gió hay các ấn phẩm quảng cáo, hướng dẫn sử dụng của hãng xe. Trường hợp nếu không tìm được mã màu, kỹ thuật viên nên pha thử màu sơn và phun lên tấm panel để so sánh với nguyên bản và tiến hành các bước phun sơn theo quy trình.

Trường hợp xe bị trầy xước ở phạm vi nhỏ sẽ khó có thể thực hiện kỹ thuật sơn đồng nhất. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên sơn dặm lại cả mảng thay vì chỉ sơn tại các vị trí này. Khi chủ xe muốn sơn lại toàn bộ xe theo sở thích với màu sắc khác với màu nguyên bản thì cần phải tiến hành thủ tục đăng ký đổi màu sơn xe ô tô theo đúng quy định tại Cơ quan cảnh sát giao thông địa phương trước khi lưu hành.

Sơn xe ô tô bị xước bao nhiêu tiền? Lưu ý khi đổi màu sơn

Ngoài ra, khi sơn lại xe ô tô cần chăm sóc và bảo quản thật tốt. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn giữ được màu xe luôn bền đẹp:

  • Nên đỗ xe ở những nơi có bóng râm hay mái che, sử dụng bạt phủ ô tô để tránh sự tác động thời tiết và môi trường.
  • Tránh để xe tiếp xúc với nước trong thời gian đầu, chỉ nên phun rửa xe trong khoảng thời gian quy định khi lớp sơn đã hoàn toàn bám chặt. Lời khuyên là bạn nên dùng dung dịch rửa xe chuyên dụng, không dùng loại có tính tẩy rửa quá mạnh sẽ ăn mòn lớp sơn xe.
  • Không sử dụng súng rửa có áp suất cao với lực tác động mạnh.
  • Dùng loại khăn sợi nhân tạo microfiber giúp thấm hút nhanh và không làm trầy xước sơn, hạn chế tình trạng bám sợi trên bề mặt.
  • Chủ xe lưu ý chăm sóc và bảo quản thật tốt sau khi sơn lại xe ô tô
  • Chủ xe lưu ý chăm sóc và bảo quản thật tốt sau khi sơn lại xe ô tô

Có thể thấy, sơn lại xe ô tô sẽ giúp làm tăng tính thẩm mỹ và nhanh chóng lấy lại diện mạo tươi mới cho xế hộp. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đơn giản và dễ gặp phải nhiều rắc rối nếu chủ xe không nắm được những kiến thức cũng như những lưu ý quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết khi muốn sơn lại màu xe ô tô. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào cần được tư vấn và giải đáp, vui lòng truy cập website DailyXe hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét